Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Tuyet dinh cho MIDI

đừng quá tập trung vào các phần mềm vì bạn làm nhạc trên các VSTi chứ ko thu từ nhạc cụ sống. Khi thu sống mới cần sủ lý nhiều các track mới thu mộc. Để hoà âm một bài nhạc bằng các VSTi việc quan trong nhất là võ công tức là khả năng hoà âm hay, sau đó chọn được các VSTi hợp lý cho tiếng hay. Nếu máy tính bạn mạnh đừng biến các track midi này thành audio vội mà treo luôn các VST plug-in cần thiết lên track VSTi để làm mastering cho track đó. Cụ thể để mix track VSti chỉ cần dùng EQ 10 ở bài trên và BBE Sonic rồi chọn Preset tương ứng, vì dụ track Drum thì chọn presset Drum v.v... Quan trọng nhất bật tổng thể bài rồi mix volume cho từng track thật hợp lý.

Trước khi đặt ra câu hỏi, nhất là trong lĩnh vực nhạc bạn cần phải nghiên cứu cơ bản đã. Cũng như người viết văn vậy, muốn viết được bài văn hay thì chí ít cũng phải đọc thông viết thạo đã, nhẩy vượt bậc thì ko co kết quả tốt đâu. Tôi ví dụ nếu đã định làm vai trò của một người thu âm, cái đầu tiên cần biết là có các loại hiệu ứng nào, mỗi hiệu ứng gồm các thành phần nào và mỗi thành phần sẽ mang lại sự thay đổi như thế nào trong hiệu ứng đó. Hơn nữa cũng cần biết mỗi loại nhạc cụ thường nằm trong tầm âm nào. Đơn giản để làm mix các track drums và bass như bác yêu cầu thông thường chỉ cần sử dụng EQ và compressor một cách hợp lý. Vấn đề là nếu dùng EQ bác phải hiểu tầm âm nào sẽ có tác dụng ra sao, ví dụ Bass Kick sẽ nằm ở khoảng nào, snare nằm ở khoảng nào v.v…. Dùng Compressor thì phai hiểu các thông số Attack, Treshold, Release, Ratio v.v.v. là gì và mỗi thông số nếu thay đổi sẽ tác động ra sao. Những cái này là cơ bản và nếu bác đã hiểu thì bác đã ko hỏi như trên.
Hơn nữa tùy mỗi phong cách nhạc, nhạc cụ sử dụng lại có cách chỉnh khác nhau. Nếu bác đã hiểu được cơ bản bác có thể tự thay đổi các thông số. chủ yếu đạt đến các nhạc cụ nghe rõ nét, nổi bật tính đặc trưng cũng như phù hợp với phong cách chung của bài, nhưng lại ko choán mất giọng vocal!!!!




Để làm ví dụ tôi nói thử qua cách mix các đường trống cho bài nhạc theo trường phái nhạc disco những năm 90

1- Sử lý Bass kick:
Trong nhạc nhẩy tiéng kick thường phải nặng và rõ rang mới tạo được không khí. Do đó tôi sẽ dùng compressor C1 comp mono của bộ Wave để cho tiếng trống chắc và rõ hơn! Để đạt được như vậy tôi sẽ tăng giá trị Attack lên 20 ms, nhưng để cho tiếng trống ko át các nhạc cụ khác tôi giảm độ ngưỡng giới hạn Treshold là -9,5 db và như vậy độ nhạy sẽ giảm 4 db. Kết quả là tiếng trống 20 ms đầu sẽ ko bị tác động của compressor và sẽ to hơn, sau đó sẽ giảm xuống 4db. Để cho tiếng trống tắt dần và ko lấn sang tiếng trống kế tiếp và như bậy nghe sẽ rất “ bẩn” tôi để giá trị tắt dần Release là 50ms. Tỷ lệ nén ratio tôi vẫn để nguyên theo mặc định là 1:4. Kết quả là tiếng kick sẽ rõ nét và chắc
2-Sử lý Snare
Để tiếng Snare ko bị khô, mở và rời rạc, tôi dùng 2 plug-in là Equalyzer: Q10-Paragraphic EQ và compressor Rcomp mono của gói phần mềm Wave.
Đầu tiên cần sử lý EQ, để tiếng snare bớt đục và mờ tôi giảm một chút ở dải tần 200-400 Hz, và để bù lại âm lương và để tiếng snare sắc thêm tôi tăng một chút theo thứ tư tăng đàn ở dải tần từ 2000Hz-16000Hz
Như vậy ta đã có tiếng snare sắc nét hơn phù hợp với phong cách disco, để cho nó nghe có chiều sâu, to đều và ko rời rạc ta cần sử lý thêm bằng compressor Wave Renaissance Rcomp mono. Ở đây tôi để giá trị Ratio là 3,99:1, giá trị attack đẻ 0.50 ms, như vậy tiếng trống hầu như được sử lý dynamic ngay do đó nghe trong mix rất rõ nét, giá trị Release vẫn để 50ms để tiếng trống ko bị át sang tiếng theo. Giá trị Treshold để -26db sẽ làm cho tiếng trống đỡ gắt hơn.

Kết quả ta có tiếng snare sắc nét, đều và có chiều sâu, tùy bài có thể thêm chút rever bằng plugin TrueVerb cũng của Wave để tiếng trống vang hơn, cái này ko phải nhất thiết và tùy vào từng bài

3-Sử lý Hi-hat
Ở đây chỉ cần dùng Equalyzer: Q10-Paragraphic EQ. Trong nhạc disco tiếng hi-hat cần sắc và nổi trội mới có thể nhấn mạnh được Rytmh của loại nhạc này. Để làm vậy dùng các Filter tần số cao. Tôi giám gần hết các dãy tần số từ 1000Hz đổ xuống và tăng dần dãy tần số từ 1000-16000Hz. Như vậy tiếng hihat sẽ đanh và ko át tiếng vocal thường nằm nhiều ở dải tần 500-2000Mz

Tương tự vậy ta làm tiếp với các thành phần còn lãi của Drums, ví dụ đĩa Crash ta chỉ cần dùng Equalyzer: Q10-Paragraphic EQ, giảm chút ở khu tần số 8000Kz và tăng chút từ 10000-16000Hz v.v….

Nói chung làm EQ cần có khiếu thẩm âm tốt và quan trọng loa monitor thật chuẩn!

Qua ví dụ trên bác MIDI có thể hiểu phần nào phương pháp làm việc với các track nhạc cụ. Các bạn nên đọc thêm về các hiệu ứng EFFECT và khi đã hiểu rõ thì sẽ làm rất dễ dàng trên các loại nhạc khác nhau, còn kết quả hay đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và đôi tai của các bạn thôi !

Hướng dẫn cơ bản Xử lý giọng hát trên máy tính

Sử lý Vocal sau khi thu là một bước rất quan trọng trong phòng thu mà nhiều bác có lẽ sẽ rất quan tâm! Bước này rất phức tạp và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, viết về nó chắc sẽ phải rất nhiều, và mỗi người tùy trình độ và công cụ sử lý sẽ đạt được những kết quả khác nhau. Nhưng để đơn giản có thể chia qua trình sử lý giọng hát Vocal làm 4 bước sau:
1- Sử lý tạp âm và các lỗi nhỏ sau khi thu
2- Sử lý Equalyzer bằng các phần mềm EQ
3- Sử lý dynamic bằng các compressor hoặc nói một cách dễ hiểu là chỉnh vocal cho đều
4- Sử lý Effect ở đây gồm cả bước hiệu chỉnh các nốt phô

Bây giờ tôi sẽ nói qua một chút từng bước một, để nói kỹ chắc ko thể đủ trong một bài viết được. Việc đầu tiên cần load track vocal và các phần mềm thu âm như Sonar, Cubase, FL, Sonny Forge v.v..... sau đó bắt đầu tiến hành các bước sử lý

1-Sử lý tạp âm và các lỗi nhỏ sau khi thu
a-Sử lý tạp âm
Các bác nên nhớ rằng, điều quan trọng nhất là sản phẩm gốc sau khi thu phải rất tốt, các sử lý chỉ là phần phụ và hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng thu mộc, vì vậy nên tập trung kỹ vào phần cứng khi thu và điều kiện phòng thu. Tuy nhiêu sau khi thu xong dù sao vẫn tồn tại những tạp âm nhỏ mà ta cần sử lý.
Để loại bỏ tạp âm chúng ta có thể sử dụng một số plug-in như Waves X-Noise trong trong gói sản phẩm Waves Mercury Complete của hãng WAVES hoặc Noise Redusion của Sony Forge mà tôi đã post trong topic Phần mềm thu âm. Ví dụ như dùng X-Noise như hình dưới.

http://i365.photobucket.com/albums/oo94/dungnhac/shumopodavitel-waves-x-noise.png

Cách dung cho các sản phẩm loại này thường gồm 2 bước:
1-Scan tạp âm cần loại bỏ. Hãy chọn một đoạn trống trong phần thu có chứa tín hiệu tạp âm và nhấn nút Learn như hình dưới, nút này sẽ nháy màu đỏ, bạn hánh nhấn nút Play của phàn mềm thu âm để phát đúng đoạn có chứa tạp âm, chạy đến cuối phần chứa tạp âm lại nhấn lại nút Learn để ngững quá trình scan tạp âm. Ta sang bước 2

2-Quét đen toàn bộ đoạn vocal, nhấn nút play để phát và chỉnh hai thanh gạt Reduction và Threshold một cách hợp lý nhất để đạt được hiệu quả mong muốn.Đầu tiên đẩy dần thanh Threshold để loại tạp âm, nếu đẩu lên cao tạp âm vẫn ko hết mới chỉnh sang than Reduction. Chú ý đừng để thanh gạt Reduction ở vị trí cao quá vì có thể sẽ bị cắt mất một số tần số cao

b- Sử lý các lỗi nhỏ như tiếng suỵt, nuốt nước bọt
Các bạn có thể dùng các sản phẩm dạng De-Essers, ví dụ như Waves DeEsser cũng của gói sản phẩm trên
Để cho đơn giản đỡ tốn thời gian các bạn có thẻ dung ngay các preset có sẵn của nó. Ví dụ preset Male Ess loại bỏ tiếng sịt khi phát âm các từ S, X. preset Female Shh sẽ loại bỏ tiếng Shh phải ra sau câu hát v.v…. Các bạn có thể hiệu chỉnh mức độ loại bỏ bằng cần gạt Threshold như hình dưới

http://i365.photobucket.com/albums/oo94/dungnhac/waves-deesser.png



2-Sử lý Equalyzer bằng các phần mềm EQ

Bước này được dùng trong tất sử lý tất cả các track audio, nhưng để sử lý vocal đặc biệt quan trọng và có thể dung các plug-in EQ, như tôi vẫn hay dùng EQ của Sony trong Forge hoặc Waves Q10 Paragraphic EQ cũng của gói sản phẩm Waves Mercury Complete. Nói chung để đơn giản có thể tìm ở đó các preset có sẵn cho vocal rồi chỉnh một chút cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Nhưng nói chung đối với vocal ta thường loại bỏ các tần số dưới 70Ghz vì nó nằm ngoài tầm âm của giọng nói, giảm một chút ở tần âm 1000Ghz cho giọng hát đỡ sắc, chú ý điều chỉnh tầm âm ở quãng 2000Ghz tùy thuộc vào giọng ca sỹ. Nói chung là vậy nhưng tùy thuộc vào giọng và kinh nghiệm của từng người sao cho đạt hiệu quả cao nhất và ở đây sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và chất lượng monitor của phòng thu. Ví dụ cách chỉnh EQ dưới dùng sản phản của Waves là một ví dụ nói chung tương đối tổng hợp cho các vocal.


http://i365.photobucket.com/albums/oo94/dungnhac/nastroyki-ekvalayzera.png


3-Sử lý dynamic bằng các compressor hoặc nói một cách dễ hiểu là chỉnh vocal cho đều
Điều rất quan trọng cho vocal trong bản Mix là sao cho nghe rõ, ko bị át bới các nhạc cụ khác và đồng thời lại hòa trộn tốt với nền nhạc. Để làm điều này một trong những bước quan trọng là làm tốt sử lý dynamic bằng các phần mềm Compressor, ví dụ như dùng phần mềm C1 Compressor của bộ Waves Mercury Complete như hình dưới. Để cho vocal thường chỉnh các thông số sơ bộ như sau: Ngưỡng xử lýTreshold khoảng -20Db, thời gian tăng đến cực đại Attack từ 0-0,1 mrs, Thời gian tắt dần Release từ 80-100 mcs, Mức độ nén Ratio thường là 1:4 , Ví dụ minh họa nói chung như hình vẽ dưới


http://i365.photobucket.com/albums/oo94/dungnhac/nastroyki-kompressora.png


4-Sử lý Effect ở đây gồm cả bước hiệu chỉnh các nốt phô
Thường thì các effect dạng Reverb, delay ko thêm vào track vocal ghi mộc mà chỉ thêm vào trong quá trình hòa chung với mix, nghe cùng các nhạc cụ khác. Các effect này mỗi nói dùng một kiểu, nhưng tôi hay dùng Express Reverb của Sony Forge hoặc WaveArts MasterVerb của bộ Wave.Arts.Power.Suite tôi cũng đã post lên diễn đàn. Chỉnh nhiều hay ít là do tai nghe của các bác thôi!
Trước khi add thêm các effect cần thêm bước hiệu chỉnh các nốt phô. Để dùng riêng cho viẹc này có Antares Autotune mà bác organkinbac đã post lên ở đầu topic phần mềm, thằng này dùng hơi phức tạp và chỉ dùng với giọngu hát quá “phô”.
Thường tôi hay dùng Waves Ultrapitch cũng của gói Waves Mercury Complete như hình dưới.

http://i365.photobucket.com/albums/oo94/dungnhac/waves-ultrapitch.png


Cách dùng nói chung dài nên các bác tự mò. Để đơn giản nên sử dụng các preset có sẵn của nó rồi nghe xem hiệu quả. Ví dụ nếu bài hát giọng trưởng dùng preset Major cluster và nghe xem nó hiệu chỉnh ra sao v.v…Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước có ta cần thêm một số hiệu ứng maximize bằng Plug-in BBE Sonic Maximizer, ở đây cần chọn preset Volcal có sẵn cho đơn giản, nhớ chỉnh nút Output Level để tín hiệu ra cho phù hợp, để cho âm thanh sáng hơn có thẻ dùng thêm hiệu ứng Exiter của modul Multiband Harmonic Exiter trong VST Plug-in iZotope Ozone và cũng để cho đơn giản nên chọn Preset có sẵn Comercial Voice. Nói chung để viết kỹ rất dài và tôi cũng đã hết giờ làm . Các ví dụ cũng như phần mềm tôi đưa ra chỉ là tương đối, có rất nhiều phần mềm tính năng tương tự của các hãng khác, và có những cách chỉnh khác. Có thời gian các bác sẽ tự nghiên cứu thêm trên nghuyên tắc chung này.
+5 EXP



Ở trên tôi đã nói qua các bước cơ bản để sử lý giọng hát, bước sau cùng là thêm các effect cho giọng mềm và vang hơn! Đã là nhạc công thì các bác chắc cũng đã đụng chạm đến các effect nhiều, có thể ko phải trong phòng thu nhưng khi làm voice trên đàn chắc chắn là phải dùng đến nó. Tôi cũng đã từng là nhạc công và những gì tôi biết về effect cũng là tự mày mò trên đàn và đọc trong quyển hướng dẫn của đàn. Riêng phần hướng dẫn các loại effect và các thông số trong phần setup của effect đó đã chiếm 300-400 trang passport của đàn. Qua những gì tôi đọc và hiểu được thì nói chung các loại effect chia thành những loại sau dựa trên nguyên tắc hoạt đông của nó:

1- Effect dựa trên hiệu ứng trể tiếng, nôm na là tín hiệu gốc sẽ được ghi lại, sử lý bằng các bộ lọc và phát trễ lại theo nhiều cách khác nhau và như vậy sẽ tạo nên các dạng effect khách nhau. Đại diện của dòng effect này là các loại Reverb, Delay, Multidelay v.v……..
2-Effect dựa trên nguyên tắc thay đổi modulation (cụ thể là thay đôi biên đọ, tần số và pha của một phần âm thanh gốc) Đại diện của loại này là các effect như: Chorus, Flanger, Phase, Wah-wah v.v….
3- Effect dựa trên nguyên tắc quá tải âm thanh, mà đại diện là Distorsion, Ovedriver v.v… rất thông dụng trong dòng nhạc Rock
4-Effect dựa trên hiệu ứng thay đổi cường độ sóng âm: Các effect dạng này được dùng trong quá trình sử lý dynamic mà đại diện là các loại compressor. Nguyên tác chung của các hiệu ứng dạng này là thay đổi cường độ âm thanh đầu vào nếu nó vượt quá ngưỡng giới hạn (Treshold) theo một tỷ lệ nén (Ratio) đã được định trước

Đó chỉ là những hướng chính và dựa trên những nguyên tắc đó sẽ tạo ra hàng trăm các loại effect khác nhau!!!!!Để nói kỹ về từng hiệu ứng tôi ko thể nói được vì diễn đàn ko phải là nơi học cơ bản, các bác cần tự đọc thểm, nhưng do có nhiều bác hay hỏi tôi về cách dùng tiếng vang cho giọng hát nên sẽ nói kỹ về nó trong bài viết này. Thường sau khi đã xử lý giọng hát xong như bài tôi đã viết trên, bước cuối cùng là cần thêm vào hiệu ứng vang, cụ thể là các dạng Reverb và tùy từng phong cách nhạc cũng như ý tưởng từng bài mà thêm các loại delay hoặc một vài loại khác nữa!

Tôi sẽ nói cụ thể về effect tạo tiếng vang reverb. Trước tiên để có thể làm việc tốt với phần chỉnh tính năng sau này ta cần hiểu rõ cách mà tiếng vang được tạo ta và nó phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Tiếng vang (Eco) được tạo ra bởi sự phản lại nhiều lần của âm thanh. Ví dụ rất rõ rang là khi ta nói trong một căn phòng rộng hoặc trong hang núi giọng nói sẽ thấy vang hơn. Cái này là do giọng nói đập vào các mặt phẳng cản và phản xạ lại nhiều lần. Tiếng vang này sẽ phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn âm đến vât cản, sự thẩm âm của vật cản và hình dạng, số lượng vách cản v.v… Nếu khoảng cách từ nguồn âm đến vật cản rất xa ta sẽ thấy hiệu ững nhại (Delay) do âm thanh phản lại đến quá châm.
Ngày xưa trước khi có các phương tiện điện tử hiện đại để tạo ra tiếng vang cho giọng hát người ta phải xây dựng những căn phòng có hình dạng phản âm tốt, còn trong phòng thu để tạo hiệu ứng này họ treo những lá kim loại theo cách tính toán đặc biệt xung quanh micro để âm thanh phản xạ lại và do đó tạo hiệu ứng vang.
Để tái tạo lại hiệu ứng này trên máy tính, rất nhiều plug-in đã được viết, nhưng nguyên tắc chung sẽ là trích một phần âm thanh gốc phát chậm lại vài phần nghìn giây, đẻ tạo lại cái được gọi là âm thanh phản đầu tiên , và từ cái âmthanh phản đầu tiên này sẽ được tái tạo lại và lặp lại nhiều lần sau khi đã qua các block hiệu chỉnh tần số. Kết quả thu được sẽ lại được hòa chung với âm thanh gốc và như vậy sẽ tạo ra hiệu ứng vang
Các plug-in cho effect reverb nhiều vô số kể, nhưng cá nhân tôi hay dùng Waves TrueVerb của hãng WAVE mà tôi đã post trong phần Phần mềm thu âm. Thằng này cách dung phức tạp vì có rất nhiều các thông số cần chỉnh, vì vậy tôi mới phải nói kỹ cách thức tạo eco ở phần trên các bác mới có thể hiểu được cách chỉnh và hiểu rõ mỗi thong số khi thay đổi sẽ mang đến hiệu quả ra sao. Nhưng bù lại dùng nó ta có thể tạo được các loại tiếng vang theo ý muốn và tiếng vang tạo được của thằng này rất sạch, ko bị biến dạng và trong!
Đây là giao diện của Waves TrueVerb như hình dưới


http://i365.photobucket.com/albums/oo94/dungnhac/WaveTrueVerb.jpg


Ta thấy giao diện này được chia làm hai của sổ, tôi muốn các bác chú ý đến nó, của sổ trên gọi là Time Response Graph, còn bên dưới là Frequency Response Graph. Các thông số của sổ bên trên sẽ liên quan trực tiếp đên tiếng vang và các đuôi sau đó, chỉnh sủa ở đây các bác sẽ thay đổi được cách thức và màu sắc của tiếng vang. Cửa sổ dưới liên quan đến tín hiệu vào được tách ra từ âm thanh chính trước khi đi qua bộ sử lý thành tiếng vang, chỉnh suar các thông số của sổ này các bác có thể thay đổi được màu sắc của tín hiệu vào và do đó sẽ làm cho quá trình xử lý sau đó tốt hơn! Tôi sẽ trình bày riêng từng phần một, chú ý là để thay đổi các giá trị cần nhấn chuột vào giá trị cần đổi,,giữ chuột và di chuyển trái phải hoặc lên xuống.

1-Bảng Frequency Response và các thông số trong đó:
-Giá trị RevShelf: Giá trị này thể hiện bằng đường đồ thị màu xanh da trời ở bảng Frequency Response. Thay đổi giá trị này sẽ thay đổi tần số của tính hiệu vào của đoạn cao hơn tần số chia (cái này là tần số ngưỡng mà được qui định ở nút Freq), vd trong hình trên tần số ngưỡng là 4095Hz, như vậy tăng giảm giá trị RevShelf sẽ làm tăng giảm dãy tần số từ 4095 Hz trở đi của tín hiệu vào.
-Giá trị ER Absorb: Giá trị này thể hiện bằng đường màu vàng. Thay đổi giá trị này sẽ thay đổi tần số của âm thanh phản đầu tiên của đoạn cao hơn tần số chia (cái này là tần số ngưỡng mà được qui định ở nút Freq), vd trong hình trên tần số ngưỡng là 4095Hz, như vậy tăng giảm giá trị ER Absorb sẽ làm tăng giảm dãy tần số từ 4095 Hz trở đi của âm thanh phản đầu tiên. Tiếng vang sẽ được tạo từ âm thanh phản đầu tiên, do đó thay đổi giá trị này cũng sẽ thay đổi được màu sắc tiếng vang.
-Giá trị Fred: cái này là tần số chia đã được nói ở trên
-Giá trị Reverb Damp: Giá trị này thay đổi tần số thanh trầm của tín hiệu sau khi đã được sử lý ( nôm na là EQ của tiếng vang). Để thay đổi giá trị này ta có thể di chuyển hai nút vuông màu xanh ở của sổ Frequency Response, nút bên trái là dãy âm trầm, nút bên phải là dãy âm cao.

Để dễ hiểu nhìn ví dụ ở hình trên. Ở dải âm trầm tín hiệu vang ở dải tầm âm từ 511Hz sẽ được tăng 1.37 lần, còn ở dải âm cao tín hiệu từ dải tần âm 7104Hz sẽ bị giảm đi 0,4 lần. Có thể nhìn qua đồ thị biến đổi EQ của tiếng vang ở vùng màu xanh bảng Frequency Response
-Giá trị InputGain: Để chỉnh mức độ nhiều ít của tín hiệu vào trước khi qua sử lý tiếng vang. Vì vậy cường độ tiếng vang sẽ phụ thuộc vào giá trị này

Cạnh bảng Frequency Response còn ba nút rất quan trọng:
-Nút Direct: Tăng giảm hoặc tắt hẳn âm thanh gốc (âm thanh mộc)
-Nút EarlyRefl: Tăng giảm hoặc tắt hẳn tín hiệu phản lại đầu tiên (tín hiệu sau đó sẽ được nhân lên để tạo ra tiếng vang (Reverb)
-Reverb: Tăng giảm hoặc tắt hẳn tiếng vang
Bác hunghunghung82 chú ý là sau khi đã setup được tiếng vang như ý, phối hợp chuẩn ba nút này sẽ hiệu chỉnh được tiếng vang nhiều hay ít

2- Bảng Time Response và các thông số trong đó:
-Giá trị Dimesion: Qui định số lượng mặt phẳng mà âm thanh sẽ phản xạ lại tạo nên tiếng vang
-Giá trị RomSize: Qui định kích trước không gian tạo nên tiếng vang, nó thể hiện bằng đường xanh da trời trong bảng Time Response và chỉ ra rõ thời gian âm thanh phản lại và khoảng cách từ nguồn âm đến vật cản. Ví dụ ở hình trên khoảng cách đển vật cản là 18m, thời gian âm thanh phản lại là 53ms.
- Giá trị Distance: Qui định khoảng cách từ nguồn âm đến người nghe, nó thể hiện bằng đường màu vàng trong bảng Time Response và chỉ ra rõ thời gian âm thanh từ nguồn âm đến người nghe và khoảng cách từ nguồn âm đến người nghe. Ví dụ ở hình trên khoảng cách đển người nghe là 10m, thời gian âm thanh đến tai người nghe là 30ms. Giá trị này rất quan trọng để làm cho tiếng vang có cảm giác xa gần, ví dụ như nếu chỉnh cho hát bè nó sẽ làm cho giọng hát nghe như từ xa.
-Nút Link: nếu bật lên sẽ thay đổi tự động các thông số của tiếng vang tùa thuộc vào sự thay đổi thông số Distance (tốt nhất nên để tự động vì đã được lập trình chuẩn trước rồi)
-Giá trị Balanc: thay đổi tỷ lệ giữa Giọng mộc và tiếng vang. Chỉnh nhiều hay ít cần chú ý đến nút này!
-Giá trị DecayTime: Qui định thời gian tiếng vang sẽ tắt hẳn. Để giá trị này càng nhiều tiếng vang sẽ càng ngân dài và càng ngắn nếu để ít
Giá trị PreDelay: Qui định thời gian chỉ có tiếng mộc, sau thời gian này mới có tiếng vang. Nếu muốn giọng hát nổi lên thì cho giá trị này nhiều hơn, nếu giọng hát khô quá thì cho giá trị này nhỏ đi.
Giá trị Density: Qui định số lượng phản đi đi phản lại của tiếng vang. Nếu giá trị này nhiều tiếng vang nghe sẽ dày hơn và có cảm giác nhiều hơn.

Tôi đã nói hết những thông số chính và ý nghĩa của chúng. Chú ý để chỉnh cho giọng hát cần chỉnh các thông số quan trong nhất là RomSize, Distance, Balanc, PreDelay, Density, Reverb Damp. Sau khi đã hiệu chỉnh tiếng vang chuẩn rồi, để cho ít hay nhiều dùng các thông số Balanc, Nút Direct EarlyRefl, Reverb. Những gì các bác đã làm ưng ý nhất có thể nhớ lại thành preset mới để dùng cho nhưng lần sau bằng cách nhấn nút save và nhớ lại!