Thứ Ba, 22 tháng 4, 2008

KIEN THUC CO BAN VE CAC PHAN MEM SOAN NHAC

Hiện nay, có nhiều phần mềm làm nhạc (viết nhạc và soạn nhạc) để các bạn có máu văn nghệ sử dụng như:
– Cho PC: Finale (
www.finalemusic.com), AVID Sibelius (www.sibelius.com), GVOX Encore, GVOX Master Track Pro (www.gvox.com), SOUNDTREK Jammer Pro (www.soundtrek.com), PROPELLERHEAD Reason (www.propellerheads.se), CAKEWALK Sonar (www.cakewalk.com), STEINBERG Cubase/Nuendo (www.steinberg.net/24_1.html), MAGIX Samplitude/Sequoia (www.samplitude.com)…
I. CÁC LOẠI PHẦN MỀM
Hiện nay, có nhiều phần mềm làm nhạc (viết nhạc và soạn nhạc) để các bạn có máu văn nghệ sử dụng như:
– Cho PC: Finale (
www.finalemusic.com), AVID Sibelius (www.sibelius.com), GVOX Encore, GVOX Master Track Pro (www.gvox.com), SOUNDTREK Jammer Pro (www.soundtrek.com), PROPELLERHEAD Reason (www.propellerheads.se), CAKEWALK Sonar (www.cakewalk.com), STEINBERG Cubase/Nuendo (www.steinberg.net/24_1.html), MAGIX Samplitude/Sequoia (www.samplitude.com)…
– Cho MAC: Mark Of The Unicorn (MOTU) Digital Performer (
www.motu.com), AVID Digidesign Protools (www.digidesign.com)…
Có thể phân các phần mềm làm nhạc thành 3 nhóm theo công dụng:
1. Viết nhạc: Gvox Encore, Finale, Sibelius.
2. Soạn nhạc: Reason, Cubase/Nuendo, Sonar, Samplitude/Sequoia, Digital Performer, Protools.
3. Đệm nhạc: Band In A Box, Jammer Pro.
Tất cả các phần mềm trên căn bản đều áp dụng phương thức MIDI (viết tắt của các từ: Musical Instruments Digital Interface: giao diện kỹ thuật số giữa các nhạc cụ) và đều có thể viết nhạc, soạn nhạc, làm hòa âm, đệm nhạc. Tuy nhiên các phần mềm chuyên nghiệp hơn thì có thêm công dụng thu và xử lý âm thanh wave.
Tại Việt Nam, 3 phần mềm soạn nhạc thông dụng nhất trên PC là: Sonar và Cubase/Nuendo (viết chung với nhau vì 2 phần mềm này cùng nhà sản xuất Steinberg–Đức). Cubase và Nuendo đều giống nhau về MIDI và xử lý âm thanh nhưng Cubase chuyên về làm nhạc còn Nuendo thì chuyên về media (phim, TV, video và games).
II. CÁC PHẦN MỀM BỔ TRỢ (PLUGINS)
Kỹ thuật vi tính đã cung cấp cho lãnh vực âm nhạc nhiều phương tiện xử lý âm thanh tiện lợi với chi phí không quá đắt như đối với các thiết bị cứng trước đây, cụ thể là:
– Kỹ thuật Hard Disk Recording (thu trên đĩa cứng): không phải sắm thiết bị thu âm trên băng digital (Alesis ADAT, Tascam DAT) mà thu trực tiếp vào đĩa cứng máy PC.
– Xử lý âm thanh trực quan trên màn hình PC: cắt, dán, sao chép, điều chỉnh cao độ/trường độ v.v…
– Các phần mềm bổ trợ (plugins): nhạc cụ ảo (virtual instruments) và effects ảo (FX plugins).
Các phần mềm bổ trợ nói trên quả là hay vì giúp cho người “vận hành” phần mềm soạn nhạc và thu âm có thêm tiện ích để xử lý âm thanh digital trực tiếp trên PC. Hiện nay, các phần mềm gắn thêm này được phát triển dựa trên 2 kỹ thuật:
– DirectX (viết tắt là DX) do Microsoft phát triển.
– Virtual Studio Technology (viết tắt là VST) là phát minh của Steinberg Soft-und Hardware GmbH (Đức).Các nhạc cụ ảo (virtual instruments) được đặt tên với phần đuôi là DXi (DirectX instrument) và VSTi (Virtual Studio Technology instrument) để phân biệt với các FX có đuôi là DX và VST. Nhạc cụ ảo ngày càng được phát triển và hoàn thiện đến mức thay thế được nhạc cụ thật.
Với các tiện ích “mềm” như vừa trình bày, các bạn chọn lựa giải pháp âm thanh nào? PC hay thiết bị cứng?
Nếu chọn giải pháp thiết bị cứng, bạn cần phải có:
– Mixer (hoặc console)
– Thiết bị ghi âm (Alesis ADAT, Tascam DAT)
– Các thiết bị effects (Compressor, Delay, Reverb, Equalizer)
– Các thiết bị tạo âm thanh (sound modules, còn được gọi là “bộ tiếng”)
và bạn phải lay hoay suốt với dây nhợ, jack cắm, phải lom khom cúi người để chỉnh các nút trên mixer và thiết bị effects khi làm nhạc.
Nếu chọn giải pháp PC, bạn cần phải có:
– Một PC có cấu hình càng mạnh càng tốt: từ Pentium IV 3 GHz hoặc AMD Athlon 64 trở lên, tối thiểu 2 GB RAM và ít nhất 2 ổ đĩa cứng (tốc độ từ 7.200RPM trở lên): 1 ổ để chạy phần mềm và 1 ổ để lưu dữ liệu.
– Phần mềm làm nhạc và các phần mềm bổ trợ.
và bạn sẽ được “giải phóng” khỏi các động tác lui cui cắm dây và chỉnh thiết bị vì tất cả đều được thao tác bằng chuột trên màn hình PC. Lợi điểm khác: các nhạc cụ và FX ảo không bao giờ bị hư (nếu hư thì chỉ việc cài lại), muốn có bao nhiêu nhạc cụ và FX thì cứ nạp vào phần mềm làm nhạc cho đến khi CPU không thể hoạt động nữa thì thôi!
Và chọn lựa tiếp theo là: phần mềm làm nhạc nào giữa Sonar và Cubase/Nuendo?
III. SONAR PRODUCER EDITION 6 VÀ CUBASE/NUENDO SX3
Đối với các bạn đã quen với Encore thì Sonar dễ sử dụng hơn vì thao tác MIDI và giao diện của 2 phần mềm này tương đối giống nhau nhưng theo đánh giá của cá nhân người viết thì Cubase/Nuendo trội hơn hẳn Sonar về nhiều mặt.

SONAR PRODUCER EDITION 6

CUBASE SX3
NUENDO SX3
SONAR PRODUCER EDITION 6
CUBASE 4
1. Cubase/Nuendo SX3 trội hơn Sonar Producer Edition 6:
Cả 3 phần mềm này là phiên bản mới và đều là phần mềm chuyên về soạn nhạc và xử lý âm thanh wave với các tính năng tương tự nhau.

CUBASE 4
Steinberg vừa tung ra Cubase 4 với nhiều cải tiến: thế hệ VST3 mới (hiện nay là VST2), thêm 30 audio và MIDI plugins mới nâng tổng số audio plugins thành 50 cái, thêm 4 nhạc cụ ảo mới (HALion One, Prologue, Spector và Mystic)…
Một số tính năng mà Cubase/Nuendo SX3 trội hơn hẳn Sonar Producer 6:
– Tiết kiệm CPU: thử nghiệm với cùng 7 nhạc cụ ảo trên cùng một PC thì Cubase/Nuendo vẫn hoạt động tốt trong khi đó Sonar bắt đầu “khựng” vì CPU phải hoạt động gần mức 70%.
– Có nhiều MIDI effects và audio effects plugins hơn.
– Nhiều thao tác trên MIDI và trên wave thuận tiện hơn.
Thí dụ:
+ Thao tác trên MIDI: khi làm việc ở chế độ Piano Roll, phần Velocity của các nốt nhạc được tách riêng ở khung phía để ta dễ dàng điều chỉnh còn đối với Sonar ta phải; ta có thể dùng chuột khoanh vùng các thanh nốt để chọn nhóm.
+ Thao tác trên waves: nắm và kéo lên ô vuông ở giữa phía trên đường wave để tăng giảm âm lượng của đường wave này.
– Chế độ automation phong phú hơn.
– Và 2 điều nổi trội hơn hẳn là:
+ Cubase/Nuendo xuất âm thanh trong và sáng hơn Sonar.
+ Rất nhiều VST và VSTi plugins để sử dụng (phần lớn các nhà sản xuất phần mềm âm thanh thiên về kỹ thuật VST) trong lúc đó tuy Sonar thiên về kỹ thuật DX nhưng có thiết kế một plugin để có thể sử dụng được các VST plugins nhưng đôi khi cũng bị trục trặc.
2. Sonar hơn Cubase/Nuendo ở những điểm sau:
– Các FX plugins có thể thay đổi vị trí trước sau bằng cách kéo và thả (drag and drop). Điều này chỉ được Steinberg thiết kế trên Cubase 4.

NUENDO SX3
– Nếu phải viết nhạc bằng tay (ở chế độ Staff View–Sonar; Score Editor–Cubase/Nuendo) thì dể thao tác với Sonar hơn vì nốt nhạc được thể hiện đúng chỗ theo con trỏ trên khung nhạc và khung nhạc có thể phóng to thu nhỏ tùy thích chạy dài trên màn hình. Còn đối với Cubase/Nuendo thì phải quen tay quen mắt để chấm nốt đúng vào phách trong khung nhạc được thể hiện thành từng dòng trên trang giấy và khung nhạc chỉ được phóng to tối đa đến 100% mà thôi. Có lẽ vì quen viết nhạc MIDI trên Encore nên phần lớn các bạn sẽ chuộng Sonar hơn vì thao tác và giao diện rất quen thuộc.
Do đó, so sánh giữa sự quen thuộc về thao tác với chất lượng âm thanh thì hẳn các bạn sẽ quyết định đúng khi chọn Cubase/Nuendo SX3 – vì thao tác thường xuyên thì sẽ quen tay còn chất lượng âm thanh của phần mềm thì người sử dụng không thể cải thiện được.
Đắc Tâm (Giaidieuxanh)

1 nhận xét:

conganh nói...

hay thật là hay